5 Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Cải Tạo Sửa Nhà Nâng Tầng

Cải tạo sửa nhà nâng tầng
Cải tạo sửa nhà nâng tầng

Cải tạo Sửa nhà nâng tầng cũng giống như việc xây lại một ngôi nhà mới trên nền móng đã cho sẵn. Chính vì vậy, việc “thay áo mới” cho không gian sống của gia đình từ trạng thái đã xuống cấp thành ngôi nhà hoàn hảo không phải là chuyện dễ dàng mà cần rất nhiều tính toán cẩn thận. Vậy những gia đình đang có dự tính cải tạo sửa nhà nâng tầng cần lưu ý nên và không nên làm gì?

I. KHÔNG nên làm gì khi sửa nhà nâng tầng?

1. Không nên cơi nới quá cao so với sức chịu lực của kết cấu cũ

Chiều cao khi sửa nhà nâng tầng có ảnh hưởng rất lớn đến nền móng cũ. Tùy vào độ chịu lực mà bạn cần tính toán chiều cao hợp lý. Nếu nền tảng yếu mà xây tầng với độ cao lớn sẽ gia tăng rất nhiều áp lực, dễ gây ra vấn đề nghiêng độ hoặc sụt lún.

cải tạo sửa nhà nâng tầng
Sửa nhà Uy Phát

2. Không nên bỏ qua các hiện tượng nghiêng, lún, nứt thường xuyên

Nền móng cũ lại kết hợp cùng với những vật liệu mới khó tránh tình trạng xuống cấp hoặc không tương thích với nhau. Vì vậy, trong quá trình sửa nhà nâng tầng hãy luôn chú ý đến những hiện tượng nghiêng, sụt lún để có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho căn nhà của bạn.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt

3. Không kiểm tra khả năng chịu lực thực tế là sai lầm

Cho dù nhà thầu đưa ra những nhận định về khả năng chịu lực của trụ cột và nền móng cũ bạn vẫn nên song hành kiểm tra khả năng này trên thực tế nếu không muốn xảy ra tình trạng sụt lún, nghiêng đổ.

4. Không nên vi phạm quy định độ cao và khoảng lùi trong bản vẽ cấp phép

Vi phạm bất kỳ quy định nào trong xây dựng đều không được phép và khiến cho việc cải tạo, sửa chữa nâng tầng bị trì trệ. Tốt hơn hết bạn nên tính toán thật kỹ trong bản vẽ cấp phép để quá trình xây dựng được thuận lợi.

Xem thêm: Lưu ý khi sửa chữa nhà ở

II. NÊN làm gì khi cải tạo sửa nhà nâng tầng?

1. Hãy lựa chọn một đơn vị có chức năng thẩm định kỹ càng kết cấu ngôi nhà.

Việc tìm một đơn vị có chức năng thẩm định kết cấu cũ của ngôi nhà nhằm đảm bảo nền móng, cột trụ cũ đủ điều kiện chịu lực khi sửa nhà nâng tầng. Lúc này, các kiến trúc sư sẽ sử dụng bản kết cấu cũ để tính toán liệu nền móng đủ khả năng chịu lực cho phương án mới hay không trước khi thực hiện.

Xem thêm: 9 lưu ý giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi cải tạo, sửa chữa nhà

2. Đừng tiết kiệm chi phí gia cố hệ thống nền móng cũ

Hai giai đoạn quan trọng nhất khi sửa nhà nâng tầng là gia cố cột và gia cố móng của nền nhà cũ. Tùy theo dự tính của bạn muốn sửa nhà như thế nào, nâng bao nhiêu tầng để có được phương pháp gia cố hợp lý nhất. Các cột trụ và móng không được phá bỏ hoặc di dời nhất định phải được gia cố kỹ càng. Bạn không nên tiết kiệm chi phí vào khoản này vì nó quyết định đến sự ổn định, an toàn và tuổi thọ của ngôi nhà.

kinh nghiệm sửa chữa nhà phố

3. Thực hiện bản vẽ sửa nhà nâng tầng từ hiện trạng cũ

Nên để kiến trúc sư thiết kế một bản vẽ mới sao cho không phá vỡ kết cấu của ngôi nhà cũ. Việc làm này sẽ giúp bạn đảm bảo được an toàn, thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi đáng kể khi sửa nhà nâng tầng.

4. Xin phép sửa chữa cải tạo nhà nâng tầng trước khi thực hiện

Để đảm bảo cho việc sửa nhà nâng tầng được diễn ra thuận lợi, bạn nên chuẩn bị trước các thủ tục, giấy tờ cấp phép cải tạo, xây dựng vì có sự thay đổi diện tích sử dụng.

5. Giảm thiếu trọng lượng riêng của công trình

Đây không còn là lần đầu tiên xây dựng và lại thực hiện trên nền tảng các trụ cột đã tồn tại từ trước vì thế sử dụng những loại vật liệu nhẹ sẽ hợp lý hơn. Giảm áp lực lên nền móng cũ là tính toán phù hợp để kéo dài tuổi thọ ngôi nhà của bạn.

cải tạo sửa nhà nâng tầng

Thay đổi diện mạo mới cho ngôi nhà của mình là việc làm không hề dễ dàng, cần đến những tính toán kỹ càng. Những việc làm nên và không nên thực hiện kể trên sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình cải tạo, sửa sang và nâng cấp cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Tham khảo để có sự thay đổi tuyệt vời cho không gian sống của gia đình!

SỬA NHÀ UY PHÁT

Xem thêm các các dịch vụ liên quan tới báo giá sửa chữa nhà tại đây: